Được biết, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, cụ thể, tại thị trường nội địa để phòng chốngdịch bệnh Covid-19 có hiệu quả, các đơn vị chức năng đã siết chặt quản lý nên tình hình vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng giả đưa vào địa bàn Thành phố giảm, hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hoá xâm phạm sở hữu trí tuệ có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là trang thiết bị y tế và hàng hoá liên quan tới chống dịch Covid-19.
Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử, các đối tượng lợi dụng các kho hàng của bưu chính để tàng trữ và kinh doanh hàng giả nhãn mác, giả xuất xứ, hàng kém chất lượng để lừa bán cho người tiêu dùng, gây thiệt hai không nhỏ về kinh tế và sức khoẻ của người dân.
Trên tuyến biển, tình hình tội phạm, vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên biển vẫn diễn ra phức tạp. Tận dụng dịp trước Tết Nguyên đán nhu cầu hàng hoá của người dân tăng mạnh, các đối tượng tội phạm, vi phạm tăng cường hoạt động mạnh mẽ; trên tuyến biển hoạt động buôn bán vận chuyển trái phép mặt hàng có lợi nhuận cao như dầu DO, than, hàng thuỷ sản, pháo nổ, hàng điện tử, điện lạnh, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng động lạnh...
Tình hình buôn bán, vận chuyển ma tuý trên biển diễn biến phức tạp. Tội phạm ma tuý tiềm ẩn, thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi, số lượng tang vật lớn. Đặc biệt xuất hiện tình trạng các đối tượng mua bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia từ Lào, Campuchia về Việt nam theo đường bộ, sau đó cất giấu, ngụy trang ma tuý trong hàng hoá xuất khẩu để chuyển đi nước thứ ba theo đường biển, với số lượng lớn.
Trong thời gian tới, các đối tượng, tổ chức lợi dụng tình hình buôn lậu, vận chuyển, buôn bán,, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm... với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi chưa có chiều hướng giảm và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Sự manh động, liều lĩnh của các đối tượng luôn tìm cách đối phước với các lực lượng chức năng, khó kiểm soát hàng hoá, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người tiêu dùng. Đặc biệt việc lợi dụng triệt để để kinh doanh các mặt hàng thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng.
Tiếp đó, căn cứ tình hình thực tế, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các sở ngành, Uỷ ban nhân dân Thành phố Thủ Đức, Uỷ ban nhân dân các Quận – Huyện làm tốt một trong những nhiệm vụ nhận diện rõ phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, nắm chắc đối tượng chủ mưu, cầm đầu; đề ra nhiều giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng chống tội phạm, đánh trúng, đánh đúng, đấu tranh ngăn chặn, triệt phá các vụ vi phạm, không chạy theo sự vụ.
Chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và theo lĩnh vực phụ trách. Đặc biệt chủ động kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng Y tế phục vụ trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp trong bối cảnh hiện nay.
Nguyễn Xuân
Link nội dung: https://doanhnghiepnguoitieudung.vn/tp-ho-chi-minh-phat-hien-xu-ly-16369-vu-vi-pham-trong-nam-2021-12801.html