Được biết, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh tuy không nổi cộm nhưng vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, khó lường, tình trạng vận chuyển, tàng trữ, buôn bán trái phép các mặt hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: đồ chơi trẻ em, bánh mứt kẹo, quần áo Thu Đông, chăn ga gối đệm... vẫn diễn ra nguồn hàng chủ yếu từ Trung Quốc vào địa bàn tỉnh hoặc vận chuyển qua địa bàn tỉnh sang các tỉnh lân cận để tiêu thụ.
Tiếp đó, đã xử lý 111 vụ về chống buôn lậu, hàng cấm; xử lý 291 vụ gian lận thương mại; xử lý 07 vụ hàng giả; tổng số tiền thu từ xử phạt là 12.212 triệu đồng.
Trong thời gian qua, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, BCĐ 389 quốc gia, các bộ, ngành Trung ương; của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa. Bám sát chỉ đạo của cấp trên, cùng với việc phân tích, dự đoán, nắm bắt đúng tình hình, diễn biến thị trường, BCĐ 389 tỉnh đã chủ động triển khai kịp thời nhiệm vụ được giao, đồng loạt ra quân, tăng cường công tác phối hợp từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thị xã, thành phố.
Dự báo những tháng cuối năm 2021 nhu cầu sản xuất, tiêu dùng sẽ sôi động hơn, theo quy luật hàng năm, đây là thời điểm mức luân chuyển hàng hóa sẽ lớn hơn, giá cả hàng hoá trong nước có xu hướng gia tăng, cùng với dịch bệnh COVID-19 với những diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó các thủ đoạn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngày càng tinh vi và tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp với sự xuất hiện của nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Thực hiện nội dung chỉ đạo của Chính phủ, BCĐ 389 quốc gia, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cung cầu hàng hoá trên địa bàn tỉnh những tháng cuối năm và dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2022.