truedata

Ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc ngăn chặn hàng nhái, hàng giả

23/09/2022 14:45

Theo báo cáo của Tổng cục quản lý thị trường, trong năm 2021, có hơn 41.000 vụ vi phạm bản quyền, làm giả thương hiệu, nhãn mác,…bị phát hiện trên cả nước. Trong đó có nhiều vụ đặc biệt nghiệm trong làm giả các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe thị trường và làm hại doanh nghiệp sản xuất chân chính.

 

Trong đó, dược phẩm và thực phẩm chức năng giả xuất hiện nhiều trên thị trường, tác động trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Nếu các cơ quan quản lý và doanh nghiệp không sớm đưa ra các giải pháp, người tiêu dùng sẽ mất lòng tin vào sản phẩm của các doanh nghiệp Việt làm ăn chân chính. Đây cũng là nội dung chính tại hội thảo: “Thuốc và Thực phẩm chức năng giả - Hiện trạng và Giải pháp” được Viện Phát triển Doanh nghiệp (Liên đoàn Thương mại Việt Nam) phối hợp cùng Trung tâm công nghệ chống hàng giả Việt Nam (ACT) tổ chức tại TP.HCM ngày 22/9.

Để ngăn chặn tình trạng sản xuất, lưu hành thuốc và thực phẩm chức năng giả vào thị trường Việt Nam cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó ứng dụng khoa học công nghệ để truy xuất nguồn gốc. Trước tình trạng hàng giả như hàng thật, nhiều doanh nghiệp đang đau đầu tìm giải pháp và đều mong muốn dùng công nghệ để quản lý sản phẩm của mình.

anh-1-1663918702.JPG
Ông Phạm Văn Thọ Phó Giám đốc Trung Tâm Công Nghệ Chống Hàng giả Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Ông Phạm Văn Thọ - Phó giám đốc Trung tâm công nghệ chống hàng giả Việt Nam (Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng) - cho biết: “Hiện nay, trung tâm công nghệ chống hàng giả Việt Nam đang áp dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng hóa qua Truedata, đây là giải pháp tiên tiến về mặt khoa học, đảm bảo về mặt an ninh và tiện lợi cho người tiêu dùng. Ứng dụng thể hiện tất cả thông tin nguồn gốc, quá trình sản xuất, khâu lưu thông sản phẩm, bảo vệ cho doanh nghiệp và đặc biệt là người tiêu dùng".

Bà Nguyễn Diệu Hà, Tổng thư ký, Chánh văn phòng Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam cho biết, số lượng thuốc giả xâm nhập vào hệ thống cung ứng và đến tay bệnh nhân đang ngày càng gia tăng. Nhiều vụ án liên quan đến thuốc giả được phát hiện, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Thuốc giả được sản xuất khá tinh vi và người bệnh khó có thể phát hiện được điểm khác nhau. Nếu sử dụng phải thuốc và thực phẩm chức năng giả sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng con người.

anh-3-1663918702.JPG
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Viện trưởng Viện phát triển doanh nghiệp (VCCI).

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường) cũng cho biết, trong thời gian dịch bệnh COVID-19, các đối tượng đã lợi dụng đưa sản phẩm thực phẩm chức năng giả, thuốc giả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ để tiêu thụ trong thị trường Việt Nam.

"Trong thời gian vừa qua, một số các mặt hàng dùng để phòng, chống dịch COVID-19 được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam mà chưa được cấp phép và được bán phổ biến trên không gian mạng. Điều đó khiến người tiêu dùng bị đánh lừa, mua phải các sản phẩm không rõ nguồn gốc và chưa được cấp phép của Bộ Y tế”, ông Nguyễn Đức Lê cho biết.

anh-5-1663918702.JPG
Ông Nguyễn Đức Lê - Phó cục trưởng Cục nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Lê, vừa qua tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, lực lượng quản lý thị trường đã đấu tranh, phát hiện và tạm giữ, xử lý hàng chục nghìn các sản phẩm. Các sản phẩm này chưa được đánh giá về chức năng cũng như công dụng của thuốc.

“Trong thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường chúng tôi sẽ tăng cường công tác nắm bắt địa bàn, phối hợp các cơ quan chức năng khác kịp thời phát hiện các tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán hoặc tàng trữ thuốc giả, thực phẩm chức năng giả để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật”, ông Nguyễn Đức Lê cho biết thêm.

Theo thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường, từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị đã kiểm tra, xử lý gần 1.500 vụ việc vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ… có giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng. Hiện hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ở hầu hết lĩnh vực; trong đó, dược phẩm và thực phẩm chức năng giả xuất hiện nhiều trên thị trường.

anh-4-1663918702.JPG
Viện Phát triển Doanh nghiệp và Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam tặng hoa cho doanh nghiệp nỗ lực ứng dụng công nghệ để kiểm soát chặt chẽ thị trường.

Bà Trần Hoàng Kim Anh, đại diện thương hiệu PN’S CHOICE - Công ty TNHH Tập đoàn Y Dược Sâm Ngọc Linh Việt Nam cho biết, Sâm Ngọc Linh được Thủ tướng phê duyệt là một trong những sản phẩm quốc gia và được ví như dược liệu “Quốc bảo”. Vì giá trị cao nên trên thị trường có tới 90% sản phẩm là hàng giả. Ngay tại “thánh địa” Kon Tum, Sâm Ngọc Linh cũng bị làm giả. Vì thế, để bảo vệ thương hiệu của mình cũng như bảo đảm chất lượng thương hiệu khi xuất khẩu, doanh nghiệp đã phải tìm kiếm nhiều giải pháp công nghệ.

Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp chân chính, nhiều doanh nghiệp cho biết đã áp dụng công nghệ trong việc chống hàng giả. Việc áp dụng giúp giảm một lượng lớn hàng giả trên thị trường. Một trong những giải pháp công nghệ được nhiều doanh nghiệp triển khai và Trung tâm công nghệ chống hàng giả Việt Nam đang áp dụng là TrueData. Truedata là giải pháp kỹ thuật được kết hợp giữa dạng sản phẩm và dạng quy trình, hoạt động trên nguyên lý thu thập và bảo vệ các dữ liệu (bao gồm các thông tin lên quan đến nguồn gốc, xuất xứ, quá trình sản xuất và lưu hành sản phẩm).

anh-6-1663918703.JPG
Chuyên gia Truedata trình bày công nghệ RFID trong việc chống hàng giả tại hội thảo.

Được biết, Truedata là giải pháp kỹ thuật được kết hợp giữa dạng sản phẩm và dạng quy trình, Truedata hoạt động trên nguyên lý thu thập và bảo vệ các dữ liệu. Dữ liệu bao gồm các thông tin lên quan đến nguồn gốc, xuất xứ, quá trình sản xuất và lưu hành sản phẩm. Trong suốt quá trình từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng, dữ liệu liên tục được tự động thu thập và bảo vệ nhờ vào công nghệ mã hóa dữ liệu trên nền tảng ứng dụng công nghệ RFID. Giải pháp này ngoài việc giúp cho doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu còn là cơ sở để các cơ quan chức năng xử lý khi phát hiện thuốc giả, thực phẩm chức năng giả.

Văn Thi